NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2021 của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) lượng rác thải sinh hoạt đã và đang gia tăng cả về số lượng. Thành phần và tính chất của rác thải gây áp lực rất lớn đến môi trường. Ước tính lượng rác được thải ra tại Việt Nam bình quân mỗi ngày khoảng 35.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn rác thải sinh hoạt nông thôn, riêng Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra 7.000-8.000 tấn rác. Dự kiến đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải sẽ tăng từ 10% – 16%/năm.

Khoảng 85% lượng rác thải hiện nay tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp và đốt, đòi hỏi nhiều quỹ đất. Theo số liệu thống kê, cả nước có 1322 cơ sở xử lý rác với 381 lò đốt và 904 bãi chôn lấp, trong đó hơn 80% là cơ sở xử lý không hợp vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và không tận dụng được hiệu quả, đưa rác trở thành nguồn năng lượng phục vụ cuộc sống.

Với hiện trạng như vậy, công nghệ “Xử lý chất thải rắn thu hồi nhiệt để phát điện” trở thành tiềm năng, theo đó rác thải được biến thành nguồn nguyên liệu có thể sản xuất năng lượng điện ở Việt Nam. Việc chuyển đổi này đang và sẽ phát triển phù hợp xu thế chung trong bảo vệ môi trường của thế giới.

Việc chuyển đổi chất thải rắn thành năng lượng sạch đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, có ý nghĩa giá trị về môi trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy cộng đồng – xã hội phát triển bền vững. Đây cũng là sự phù hợp với định hướng, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp Quốc tổ chức tại Anh Quốc vào tháng 11-2021.

Nắm bắt được xu thế phát triển cũng như hiểu được nhu cầu của khách hàng, Công ty TNHH TTCL Việt Nam (TTCL Vietnam Corporation Limited. – TVC) kết hợp với Công ty mẹ TTCL Public Company Limited cùng các Đối tác đến từ Phần Lan như Valmet Technologies Oy (Valmet) và BMH Technology Oy cung cấp công nghệ “Xử lý Chất thải rắn thu hồi nhiệt để phát điện”, chúng tôi đã và đang triển khai một số dự án phát điện từ xử lý chất thải (rác) tại Việt Nam với vai trò là Tổng thầu thiết kế, mua sắm thiết bị vật tư, thi công xây dựng và vận hành chạy thử bàn giao nhà máy (EPC).

 

Với quy trình công nghệ hiện đại, rác thải sẽ được xử lý và tạo ra nguồn phát năng lượng với hiệu suất cao theo các bước như sau:

Bước 1: Rác được thu gom từ các nguồn rác thải và đưa về kho chứa tại nhà máy, kho chứa có hệ thống xử lý mùi để không phát tán ra môi trường.

Bước 2: Rác sẽ được đưa qua dây chuyền phân loại, băm nhỏ theo kích thước định sẵn để tạo ra chất dễ cháy. Bên cạnh việc phân loại các chất dễ cháy, dây chuyền này cũng sẽ phân loại tách các chất có thể tái chế như kim loại và các chất trơ khác để xử lý riêng.

Bước 3: Các chất dễ cháy sẽ được chuyển qua silo để chứa trước khi đưa vào hệ thống lò đốt tầng sôi tuần hoàn, là thiết bị tạo ra hơi nước quá nhiệt áp suất cao.

Bước 4: Hơi quá nhiệt áp suất cao được dẫn qua hệ thống turbin hơi để dẫn động động cơ phát điện và hòa vào lưới điện quốc gia.

Bước 5: Sau khi chất đốt được đốt trong lò đốt tầng sôi tuần hoàn, sẽ còn lại xỉ và phần khí thải. Khí thải sẽ được dẫn qua hệ thống phản ứng lọc bụi và xử lý để đạt quy chuẩn QCVN về khí thải, nồng độ bụi trước khi xả ra môi trường. Bụi mịn hay còn gọi là tro bay được thu hồi ở hệ xử lý, tận dụng làm nguyên liệu đầu vào của các nhà máy xi măng hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Xỉ ở nhiệt độ cao (800oC-900oC) sẽ được làm mát bằng hệ thống vít tải giải nhiệt trước khi đưa vào thiết bị phân tách và được thu hồi, xỉ có kích thước lớn sẽ được tận dụng để chế tạo các vật liệu chịu lửa hoặc đem đi san lấp.

Ngoài ra, các hệ thống phụ trợ khác sẽ được thiết kế, mua sắm và thi công đồng bộ với hệ thống công nghệ để giúp nhà máy hoạt động thông suốt như hệ thống điện động lực, hệ thống điều khiển, như hệ xử lý nước sông thành nước cấp, hệ nước khử khoáng, hệ nước làm mát tuần hoàn kín và hở, hệ xử lý nước thải, hệ thống khí nén, hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hệ thống khác.

Đây thực sự là một công nghệ tốt mang tính ổn định và phù hợp với thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay, bước đi đột phá trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Những dự án mà TTCL Việt Nam đang thực hiện với công nghệ này sẽ góp phần mang lại một Việt Nam xanh – sạch, chống biến đối khí hậu, góp phần hướng tới một đất nước Việt Nam phát triển bền vững